Tìm kiếm

Newsletter image

Subscribe to the Newsletter

Join 10k+ people to get notified about new posts, news and tips.

Do not worry we don't spam!

TÀI TRỢ
TÀI TRỢ

Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club

Trần Khánh Duy sinh năm 1999 tại Long An. Từ những ngày nhỏ, anh đã thể hiện sự yêu thích dành cho thời trang. Qua màn hình đen trắng. Qua những bộ đồ chị sắm cho mình. Qua việc tò mò vẽ vời, cắt dán thủ công. Hành trình thời trang của Duy đã bắt đầu theo cách đó.

I'm so fancy, you already know

I'm in the fast lane, from L.A. to Tokyo

I'm so fancy, can't you taste this gold?

Remember my name, 'bout to blow

(Fancy của Iggy Azalea và Charli XCX)

Với Duy, hành trình thời trang không bắt đầu từ một khoảnh khắc bừng sáng, mà là dòng chảy âm thầm, thấm dần qua từng sở thích từ thuở nhỏ. Là những lần chăm chú đọc báo Mực Tím. Là ánh mắt dõi theo từng bước catwalk qua màn hình tivi. Là những buổi tự học may, lần mò tái chế từng món đồ si. Từ cửa hàng thrift store nhỏ, anh chậm rãi phát triển thành thương hiệu thời trang riêng, góp mặt trong danh sách Forbes Under 30. Những thiết kế của anh đã hiện diện ở khắp nơi, bay khắp năm châu. Nhưng vén lên chiếc màn hào quang từ thành công của thương hiệu cá nhân, ngoài vai trò founder of Fancì Club, Duy là ai?

Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 1
"Từ nhỏ, mình đã biết chắc rằng mình muốn học thời trang và trở thành nhà thiết kế. Mọi thứ trong đầu khi đó rất đơn giản: làm nhà thiết kế là thiết kế quần áo. Mình chưa từng nghĩ đến chuyện lớn lao như xây dựng thương hiệu. Nghĩ là học xong, ai đặt gì thì mình làm nấy thôi."
— Duy Trần

Duy sinh ra trong một gia đình không làm nghệ thuật, nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ hành trình nghệ thuật của Duy. Từ những năm 2005, Duy cùng chị ngồi trước tivi đen trắng theo dõi chương trình thời trang. Sự đam mê tự nhiên dành cho thời trang của Duy còn được gia đình nuôi dưỡng bằng sự ủng hộ. Chính sự ủng hộ này đã đưa tới cho Duy một cuộc đời “không thể làm gì khác ngoài thời trang”.

Chị mình đã là người khá điệu, bả biết ăn mặc, chăm chút ngoại hình, mê quần áo. Vậy nên mình cũng ảnh hưởng, kiểu… tự nhiên thấy thích luôn. Hồi đó, hai chị em hay coi chung mấy chương trình thời trang, như Next Top Model bản Mỹ á. Coi rồi bàn tán, bình phẩm đủ thứ. Điều đó góp phần nuôi dưỡng gu thời trang của mình.

Ngay từ nhỏ, Duy đã thể hiện năng khiếu hội họa. Cậu thích vẽ tranh, thích làm thiệp, cắt dán, trang trí. Thời ấy, tạp chí Mực Tím có chuyên mục “Mực Tím Style”, nơi độc giả tự thiết kế trang phục rồi gửi bài về toà soạn. Duy chăm đọc, mê mẩn những bản vẽ gửi đăng, từng mơ được gửi bài dự thi, nhưng mục đó không còn tổ chức nữa. Ký ức về những trang báo, những bản vẽ và cảm giác mơ mộng với thời trang đã theo Duy suốt những năm tuổi nhỏ.

Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 2

Thế giới thời trang của Duy khi ấy chỉ gói gọn trong màn hình tivi và vài trang tạp chí, hoàn toàn chưa có khái niệm nào về “thiết kế”. Nhưng cũng chính vì không rõ ràng nên mọi cảm xúc khi chạm vào nó lại càng thuần khiết: không công thức, không khuôn mẫu, chỉ có niềm hứng khởi nguyên sơ khi được vẽ, được ngắm nhìn thế giới thời trang.

Về sau, khi đặt chân lên Sài Gòn và bắt đầu học thời trang một cách bài bản, Duy mới nhận ra những thói quen bản năng thời bé đã âm thầm dạy anh nhiều điều: về thị hiếu, về cảm xúc của người mặc, về cách một món đồ có thể chạm đến trí nhớ hoặc khơi gợi một cảm giác. Như một họa sĩ lưu giữ phố xá bằng ký ức thị giác, Duy cũng vẽ nên giấc mơ thời trang của mình từ những mảnh ghép ngẫu nhiên thời niên thiếu - một thứ thời trang chưa có tên gọi, nhưng đầy bản năng và rất thật.

Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 3

Lên đại học, Duy lần đầu biết đến khái niệm “đồ si” và cũng từ đó, anh bắt đầu bước chân vào thế giới thời trang theo cách rất riêng. Anh kiên nhẫn đi chợ Hoàng Hoa Thám mỗi tuần, lần lượt chọn từng chiếc áo, từng chiếc quần. Mỗi món đồ được lật lên, sờ chất liệu, soi đường may, đoán tuổi đời như một cuộc đối thoại âm thầm với quá khứ. Với Duy, mua đồ si là khoảnh khắc tình cờ tìm được điều “quý hiếm”. Mỗi chiếc áo là một cuộc gặp gỡ. Mỗi cuộc gặp gỡ là một câu chuyện.

Cuối năm 2019, khi khái niệm “chụp lookbook đồ si” vẫn còn xa lạ, Duy đã bắt đầu chụp sản phẩm theo cách của riêng mình: phối từng set đồ, nghĩ bối cảnh, tạo cảm xúc. Không còn là những bức ảnh sản phẩm trên sàn, treo sản phẩm trên móc áo rồi bán, mà là câu chuyện thời trang được kể bằng chính thẩm mỹ cá nhân anh. Từ đó, đồ si trở thành chất liệu đầu tiên định hình nên tư duy thẩm mỹ riêng biệt cho thương hiệu nền móng đầu tiên của Fancì Club sau này: Fancy Thrift.

"Mình đam mê lựa đồ si luôn, phải nói là kiểu siêu đam mê luôn. Mình hay đi ở chợ Hoàng Hoa Thám. Không phải lấy lô xong rồi bán lại, mình lựa từng từng món xong rồi về mới bắt đầu chụp hình”.

Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 4
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 5
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 6
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 7
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau một thời gian gắn bó với đồ si, Duy đã chạm vào giới hạn của hình thức kinh doanh này. Mỗi món chỉ có một chiếc, không thể chủ động về số lượng hay chất liệu, tất cả đều phụ thuộc vào may mắn của từng lần đi chợ. Thêm vào đó, thị trường bắt đầu đông đúc hơn, cạnh tranh xuất hiện ở khắp nơi, nhất là khi anh chưa có vốn lớn để mở rộng. Chính lúc ấy, Duy nghĩ đến một hướng đi mới: tái chế.

Việc tái chế giúp anh giữ lại tinh thần độc bản vốn có của đồ si, đồng thời mở thêm đường cho sáng tạo. Thay vì chỉ phối đồ theo cảm nhận cá nhân, anh bắt đầu cắt, ghép, biến đổi từng món quần áo cũ thành cấu trúc mới. Dần dần, từ việc chỉ thể hiện cá tính qua cách phối, Duy bắt đầu đưa tư duy thiết kế cá nhân vào từng sản phẩm.

Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 8
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 9
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Cuộc trò chuyện giản dị với Duy Trần - Beyond Founder Fancì Club 10
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giai đoạn ấy, bên cạnh tái chế, anh cũng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về may mặc. Tự học, thực hành, sử dụng máy móc, thử nghiệm các phom dáng – mọi thứ diễn ra trong một tiến trình vừa tự nhiên vừa bền bỉ. Anh vừa làm, vừa học, vừa thử sai. Từ vài mẫu thiết kế nhỏ, may tay tại nhà, Duy chính thức bước vào hành trình thiết kế thời trang theo đúng nghĩa. “Tái chế, xong thì mình thấy tái chế cũng có những hạn chế riêng nên mình bắt đầu thiết kế đồ”.

Song song với đồ si, Duy có thành lập Fancì Club để bán túi và đồ tự may. Xong cuối cùng anh nhập lại thành một. Cái tên “Fancì” với dấu huyền và “i” ngắn không chỉ là dấu hiệu nhận diện được Việt hoá từ tiếng Anh mà còn hàm chứa tinh thần của thương hiệu: gần gũi, duy cảm và có tính tuyển chọn. Với Duy, Fancì Club là nơi những người có cùng cảm quan về cái đẹp tìm thấy nhau thông qua quần áo. Không hướng đến số đông, không đại chúng, thương hiệu phát triển bằng sự cộng hưởng tự nhiên giữa người làm ra và người mặc.

Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ.


Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 1
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 2
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 3
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 2020, Fancì Club xuất hiện trên Vogue UK trong bài viết giới thiệu các thương hiệu nổi bật từ nền tảng thời trang DEPOP. Đó là lần đầu tiên Duy cảm thấy mình có thể đi xa hơn với thương hiệu không chỉ là người làm thời trang, mà là một người kiến tạo thẩm mỹ. “Từ khi thành lập Fancy Thrift, mình biết đến ứng dụng DEPOP, nên mình muốn bán trên đó và tìm cách để bán trên đó. Tới lúc làm đồ tái chế cũng bán lên đó luôn”.

Năm năm sau, tháng 6/2025, anh cùng đội ngũ tổ chức show diễn đầu tiên của Fancì Club. Theo thống kê từ Brand24, từ ngày 1 đến 17/6/2025, chương trình tiếp cận hơn 9,1 triệu lượt người, với tổng giá trị truyền thông tương đương 685.000 USD. Phía sau những con số đó, là một người trẻ không ngừng tự hỏi: Làm thời trang, rốt cuộc là làm gì?

Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 4

Duy từng theo học ngành thiết kế, nhưng rồi nhận ra môi trường học quá khuôn khổ so với tính cách thích thử nghiệm của mình. Anh chọn nghỉ học để toàn tâm với Fancì, với một niềm tin đơn giản: “Mình biết mình sẽ làm thời trang chỉ là không chắc mình sẽ đi như thế nào”.

Bắt đầu dành toàn tâm với thương hiệu tự thiết kế, tự chụp hình, phối đồ, tạo concept, rủ bạn bè làm mẫu. Những hình ảnh đó được đón nhận tích cực từ cộng đồng. Người ta khen cách anh phối đồ, thích không khí trong ảnh, thậm chí có người còn hỏi mua cả set thay vì từng món lẻ. Dần dà, điều đó khiến Duy tin rằng có lẽ mình không cần đi theo con đường học thuật truyền thống, rằng mình hoàn toàn có thể phát triển theo cách khác.

Khi ra ngoài làm thử và nhận ra là mình hoàn toàn tự làm được những gì mình muốn. Thế là mình nghỉ học, quyết định cũng khá liều nhưng liều để được làm theo cách của mình - Duy tâm sự về quyết định của mình.


Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 5
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 6
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hinh anh Fancy Thrift được đặt từ bài hát "Fancy" của Iggy Azalea và Charli XCX mà mình rất thích. Sau này thấy cái tên này gắn với mình quá, nên giữ luôn tới giờ. 7
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hiện tại, Duy giữ vai trò giám đốc sáng tạo, vận hành toàn bộ thương hiệu từ lên ý tưởng thiết kế, quản lý hình ảnh cho đến định hướng sản phẩm. Ngày làm việc của anh bắt đầu sáng tập thể dục, uống cà phê, sketch, họp team, xuống xưởng, kiểm tra mẫu. Đều đặn như một nhịp thở, nhưng mỗi ngày đều là một thử thách mới. Anh từng nói: “Nếu không làm thời trang, chắc mình sẽ làm stylist, hoặc mở agency model. Nói chung, làm gì cũng phải là trong lĩnh vực này, vì mình không thấy mình có thể sống với một thứ gì khác”.

Hinh anh Produced by Style-Republik 1

Với Duy, thời trang là ngôn ngữ “nhuần nhuyễn” để kể chuyện. Là nơi anh trao đi điều mình tin là có giá trị. Bên trong sự kín đáo của một người kiệm lời, Duy luôn mong muốn được chia sẻ và chia sẻ nhiều hơn, rằng “nếu hành trình của mình có thể giúp ai đó đi nhanh hơn, bớt hoang mang hơn, thì việc kể lại là điều nên làm”.

Fancì là chính, mình chỉ là người đứng sau. Vì Fancì đã thay mình kể hết câu chuyện rồi.
Hinh anh Produced by Style-Republik 2
Thiết kế của Duy, chiếc nhẫn "may mắn" bạn tặng, tất cả đã thể hiện thế giới nội tâm phong phú bên trong một người có vẻ ngoài kiệm lời.

Thành thật, kiên trì và tinh tế, đó là cách Duy chọn để hiện diện trong thế giới thời trang. Và có lẽ, chính vì vậy, Fancì Club không chỉ là một thương hiệu, mà là lát cắt cá tính rất riêng của người sáng lập, người luôn tin rằng, mỗi món đồ được thiết kế bằng sự chân thành, rồi sẽ đến được với người thật sự cảm được nó.


Produced by Style-Republik

Feature: Duy Trần

Photo: RABHUU

Venue: FANCì Club

Store Makeup & Hair: Quốc Bảo

TÀI TRỢ

Bài viết liên quan

TÀI TRỢ