Tìm kiếm

Newsletter image

Subscribe to the Newsletter

Join 10k+ people to get notified about new posts, news and tips.

Do not worry we don't spam!

TÀI TRỢ
TÀI TRỢ

Lam Khue Design đóng cửa: 7 sai lầm và bài học để trưởng thành

Lam Khuê Design khép lại hành trình 8 năm bằng sự thẳng thắn và dũng cảm nhìn nhận thất bại. Qua bảy sai lầm thật lòng của người sáng lập, thương hiệu gửi đi thông điệp sâu sắc rằng đam mê và vẻ đẹp không thể thay thế sự thấu hiểu khách hàng và sự kiên định trong kinh doanh. Đây là câu chuyện về cách trưởng thành từ chính những vấp ngã, không phải để dừng lại mà để tiếp tục mạnh mẽ hơn.

Ngày 16 tháng 7 năm 2025, Lam Khuê Design - thương hiệu thời trang nữ Hà Nội được yêu mến chính thức thông báo đóng cửa cửa hàng tại 28A Phố Huế. Không có chiêu trò xả kho cuối mùa, không có lời tạm biệt bóng bẩy mang màu sắc PR. Thay vào đó, người sáng lập Hương Phạm đã chọn một cách kết thúc rất khác viết ra một bài chia sẻ thật lòng về thất bại.

Hinh anh Lam Khue Design đóng cửa: 7 sai lầm và bài học để trưởng thành  1
Hinh anh Lam Khue Design đóng cửa: 7 sai lầm và bài học để trưởng thành  2

Trong bài viết ấy, cô đã liệt kê ra bảy sai lầm lớn nhất mà mình đã mắc phải trong hành trình tám năm xây dựng thương hiệu. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, không né tránh trách nhiệm, cũng không cầu xin sự cảm thông. Chỉ có sự thừa nhận rất tỉnh táo và dũng cảm điều hiếm thấy trong bối cảnh thất bại thường bị giấu nhẹm hoặc làm mờ đi bằng những lý do ngoại vi.

Ra đời năm 2017, Lam Khuê là thương hiệu thủ công kết hợp nhiều kỹ thuật như vẽ, nhuộm, in, thêu và đính kết. Lấy cảm hứng từ Á Đông đương đại, thương hiệu theo đuổi sự nữ tính thanh lịch qua những thiết kế được trau chuốt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, giữa thị trường ngày càng khắc nghiệt, cảm xúc thôi là chưa đủ để giữ một thương hiệu đứng vững.

Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm

Nhìn vào sản phẩm thay vì đổ lỗi cho thị trường

Sai lầm đầu tiên cũng là phản ứng tự nhiên của nhiều người khi kinh doanh không còn thuận lợi: nghĩ rằng khách hàng thay đổi, gu thẩm mỹ của thị trường đổi khác, hoặc sức mua giảm sút. Hương Phạm từng nghĩ như thế. Nhưng rồi cô nhận ra: sản phẩm của mình đã không còn đáp ứng đúng nhu cầu, không còn giữ được chất lượng như ban đầu, không còn cập nhật theo thói quen mua sắm mới. Thị trường thay đổi là thật, nhưng đáng nói hơn là thương hiệu đã không thay đổi đủ nhanh.

“Tin rằng vấn đề chính là do ngoại cảnh, nên không thấy lý do để thay đổi chính mình. Vẫn phong cách thiết kế cũ, cách làm nội dung, vận hành cũ, trong khi tâm lý và hành vi khách hàng đã thay đổi”, Hương Phạm viết trên bài chia sẻ.
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 1
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 2

Xác định hân dung khách hàng rõ ràng

Việc phát triển sản phẩm theo cảm hứng cá nhân giúp Lam Khuê giữ được chất riêng, nhưng lại thiếu cấu trúc chiến lược rõ ràng: không xác định được khách hàng lý tưởng và định vị thương hiệu cụ thể. Vì vậy, Lam Khuê dần rơi vào trạng thái “trôi”, mờ nhạt trong cách tiếp cận thị trường, thiếu kết nối với người mua và gặp khó trong hoạt động marketing lẫn bán hàng.

Đọc thêm: Nhiều local brand Việt đóng cửa - Góc nhìn từ thị trường

Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 3
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 4

Có hệ thống đo lường hiệu quả, KPI

Một sai lầm phổ biến ở các local brand nhỏ là làm việc chăm chỉ nhưng không có mục tiêu rõ ràng, không đo lường hiệu suất và thiếu kiểm soát tiến độ.

Sai lầm này đến từ tư duy lãng mạn hóa sự cố gắng: 'Hãy cứ làm hết mình thì tự khắc sẽ có kết quả', khiến tôi trì hoãn việc hoạch định, ngại thiết lập KPI, và ngại đối mặt với những con số.
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 5

Cân bằng giữa thứ mình thích và nhu cầu của khách hàng

Việc không xác định rõ chân dung khách hàng lý tưởng không chỉ khiến thương hiệu mất phương hướng trong định vị, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm. Nhiều thiết kế của Lam Khue rất đẹp, rất thơ, nhưng khách hàng không biết mặc đi đâu. Chúng mang tính “trưng bày thẩm mỹ” nhiều hơn là thời trang ứng dụng. “Tôi tin đây là một sai lầm phổ biến của nhiều người làm sáng tạo, dành phần lớn tâm huyết để tạo ra những thiết kế đẹp, độc đáo theo cảm nhận cá nhân và lý tưởng thẩm mỹ, mà thiếu đi góc nhìn từ khách hàng”, cô viết.

Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 6

Bài học rút ra: khi không biết mình đang làm ra sản phẩm cho ai, thì rất dễ trượt khỏi nhu cầu thực tế. Sự thiếu vắng của một chân dung khách hàng cụ thể không chỉ khiến marketing và bán hàng mất định hướng, mà còn khiến sáng tạo trở thành cuộc độc thoại.

Tôi bỏ quên một điều quan trọng, khách hàng không chỉ mua vì đẹp, họ mua vì họ cần một thứ 'dùng được', có thể ứng dụng, làm nổi bật con người họ chứ không chỉ làm nổi bật tay nghề của người thiết kế. Rất nhiều khách hàng từng nói với tôi rằng: “Đẹp quá! Nhưng không biết mặc đi đâu” và tôi đã vô tình biến những thiết kế ấy thành 'tác phẩm để ngắm', chứ không phải 'đồ để sống cùng'.
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 7
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 8

Tách bạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp

Hương Phạm thành thật chia sẻ rằng: trong nhiều năm, thu chi cá nhân và dòng tiền của thương hiệu không được tách bạch. Điều này dẫn đến việc không biết lỗ lãi thực sự ra sao, không lên được kế hoạch đầu tư và cũng không kêu gọi hỗ trợ hay cộng sự hóa được. Đây là một lỗi phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm với các thương hiệu nhỏ, một quả bom hẹn giờ về tài chính.

Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 9
Hinh anh Bài học trưởng thành từ 7 sai lầm 10

Hệ thống vận hành không nên phụ thuộc vào founder

Dù có đội ngũ, Lam Khuê vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Hương Phạm từ thiết kế, truyền thông, sản phẩm cho đến concept cửa hàng. Mọi quyết định đều phải đi qua cô. Sự phụ thuộc này khiến cô không thể nghỉ ngơi, cũng không thể lùi lại để nhìn dài hạn. Và khi founder kiệt sức, cả hệ thống cũng dừng lại.

"Khi doanh nghiệp phát triển hơn, tôi không biết cách để người khác làm được như mình, tôi không dành thời gian để đào tạo nhân sự, không hệ thống hóa cách làm việc, bởi tôi không hiểu rằng, trao quyền và đào tạo chính là cách để những giá trị và tiêu chuẩn của mình được lan toả, giúp doanh nghiệp phát triển".
Hinh anh Hệ thống vận hành không nên phụ thuộc vào founder 1

Ngoài ra, cô cũng thừa nhận mình từng điều hành theo cảm tính. Thiếu sự nghiêm khắc và kỷ luật, đội ngũ không phát triển được, còn doanh nghiệp thì dậm chân tại chỗ. "Sai lầm này có lẽ cũng là của nhiều người muốn lãnh đạo với trái tim yêu thương, sống thiên về cảm xúc, bắt nguồn từ niềm tin rằng nghiêm khắc, kỷ luật, hay rời bỏ người khác là tàn nhẫn, là làm họ tổn thương. Tôi luôn muốn tạo một môi trường ấm áp, thoải mái, dễ chịu bởi chính tôi là người phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống và tôi không muốn ai phải trải qua điều đó".

Đọc thêm: Tháng 6 của thời trang Việt: Fancì Club và cú vượt mặt VIFW

Trong kinh doanh, thời điểm là yếu tố sống còn.

Cô thừa nhận: đã có lúc cảm thấy mọi thứ đang rối loạn, nhưng vẫn tự trấn an rằng "cố thêm chút nữa sẽ ổn". Sự trì hoãn trong việc nhìn lại, phân tích, ra quyết định, cắt lỗ… đã khiến thiệt hại ngày càng lớn. Và sai lầm không đáng sợ bằng việc không dám nhìn thẳng vào nó sớm.

Trong kinh doanh, thời điểm là yếu tố sống còn.

"Thị trường ngày nay không còn như cũ, khách hàng không chỉ mua sản phẩm, họ mua niềm tin, mua câu chuyện, mua con người đứng sau thương hiệu. Bây giờ tôi đã hiểu, nguyên nhân gốc rễ bởi tôi bị ám ảnh về “sự hoàn hảo”, tôi nghĩ phải chờ đến khi mình đủ giỏi, đủ tốt, đạt được kết quả rực rỡ thì mới chia sẻ. Tôi sợ mất hình ảnh, mà tôi lại quên mất rằng, sự kết nối sâu sắc không đến từ sự hoàn hảo, mà đến từ sự chân thật".

Hinh anh Hệ thống vận hành không nên phụ thuộc vào founder 2

Bài đăng chia tay của Lam Khuê là minh chứng của sự trưởng thành, đủ dũng cảm để gọi tên những gì chưa đúng và chia sẻ để tạo giá trị cho người đi sau. Đó cũng là lý do vì sao chỉ trong vài ngày, hơn 16 nghìn người đã tương tác với bài viết. Không chỉ vì yêu quý thương hiệu, mà vì họ thấy chính mình trong đó, trong những sai lầm, những giấc mơ đẹp nhưng thiếu công cụ và nỗi day dứt khi nhận ra mình yêu nghề nhưng chưa biết cách làm cho nó sống sót.

Đọc thêm: Việt Nam trước làn sóng thuế mới từ Mỹ: Cơ hội và rủi ro cho thời trang nội địa

Câu chuyện của Lam Khuê Design là bài học đắt giá cho bất kỳ ai đang khởi nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo, nơi đam mê thường lấn át cấu trúc, và “cái đẹp” dễ che khuất sự thật. Nhưng nếu có điều gì Lam Khuê để lại một cách rõ ràng nhất, thì đó chính là thông điệp: hãy học cách xây một doanh nghiệp, không chỉ một giấc mơ.

Hinh anh Hệ thống vận hành không nên phụ thuộc vào founder 3

Lam Khuê khép lại hành trình 8 năm bằng một bài học không sách vở nào dạy, nhưng ai làm thương hiệu đều nên đọc. Không phải để buồn. Mà để học cách đi tiếp, bằng một tinh thần vững vàng hơn. Và sự kết nối sâu sắc phải đến từ sự chân thật.

TÀI TRỢ

Bài viết liên quan

TÀI TRỢ