Tìm kiếm

Newsletter image

Subscribe to the Newsletter

Join 10k+ people to get notified about new posts, news and tips.

Do not worry we don't spam!

TÀI TRỢ
TÀI TRỢ

Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp

Trong thế giới thời trang, nơi mỗi khoảnh khắc đều được dàn dựng như một cú chạm đầy tính toán vào cảm xúc người xem, hoa không còn là một yếu tố trang trí thuần túy, mà trở thành chiến lược thị giác đầy sức nặng.

Vốn gắn liền với sự lãng mạn, cái đẹp phù du và cảm xúc bản năng, hoa ngày nay được các nhà mốt sử dụng như ngôn ngữ thương hiệu: mềm mại mà thuyết phục, giàu biểu tượng mà dễ chạm tới trái tim. Không chỉ xuất hiện trên trang phục, họa tiết hay phụ kiện, hoa còn len lỏi vào mọi tầng lớp trải nghiệm từ bao bì sản phẩm, concept hình ảnh, đến những pop-up bán hoa được dàn dựng như một phần mở rộng của thế giới thương hiệu.

Hinh anh Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp 1

Các thương hiệu như Louis Vuitton, Dior, Gucci, Prada... đều tận dụng sức hút thị giác và tính biểu tượng của hoa như một chất liệu kết nối giữa nghệ thuật, bản sắc thương hiệu và người tiêu dùng. Một bó hoa được phối màu đúng tone, đặt đúng bối cảnh, có thể truyền tải toàn bộ tinh thần bộ sưu tập đôi khi còn hiệu quả hơn cả một dòng slogan.

Hoa, vì thế, không chỉ là vẻ đẹp nhất thời. Trong bàn tay các nhà sáng tạo, nó trở thành một công cụ chiến lược vừa gợi cảm xúc nguyên thủy, vừa tạo dựng một hệ thẩm mỹ tinh tế và dễ lan tỏa trong truyền thông đương đại.

Hoa - chất liệu storytelling hoàn hảo của thời trang

Tại sao hoa là biểu tượng hoàn hảo của luxury?

Không phải ngẫu nhiên mà những bó hoa luôn xuất hiện trong hậu trường các show diễn, trên tay các khách mời đặc biệt hay trong những hộp quà exclusive của nhà mốt. Hoa đại diện cho sự mong manh, nhất thời, nhưng lại đầy cảm xúc rất giống thời trang. Chúng khơi gợi tình yêu, sự dịu dàng, vẻ đẹp nội tâm và cả sự nghệ sĩ - những khái niệm cốt lõi trong tinh thần xa xỉ.

Hinh anh Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp 2
Nguồn: Lora Piana

Hơn thế, hoa đánh trúng tâm lý sở hữu khoảnh khắc “flowers as a moment”. Một bó hoa không tồn tại lâu, nhưng nó tạo nên cảm xúc mạnh, đủ để biến một hành động “tặng” thành một tuyên ngôn thẩm mỹ. Với thời trang cao cấp, nơi mỗi chi tiết đều có chủ ý, hoa là một “kênh cảm xúc” giàu tiềm năng, vừa mềm mại vừa trực diện.

Tính biểu tượng & cá nhân hóa cao

Một lợi thế đặc biệt khiến hoa trở thành chất liệu marketing lý tưởng là tính biểu tượng cao. Mỗi loài hoa mang ý nghĩa riêng: hoa mẫu đơn gợi quý phái, hoa tulip đại diện cho tình yêu tinh tế, hoa hồng là đam mê, còn hoa ly là sự thuần khiết. Thương hiệu có thể lựa chọn loài hoa phù hợp với tinh thần bộ sưu tập hoặc thông điệp chiến dịch, từ đó cá nhân hóa trải nghiệm một cách hiệu quả.

Hinh anh Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp 3

Cá nhân hóa là một giá trị đang được ngành xa xỉ đề cao hơn bao giờ hết. Một bó hoa đúng loài, đúng màu, đúng thông điệp và đi kèm với phần bao bì chỉn chu có khả năng tạo ra kết nối cảm xúc mạnh mẽ và đáng nhớ với khách hàng hơn bất kỳ tài liệu truyền thông nào.

Trải nghiệm đa giác quan (sensory-driven branding)

Luxury ngày nay không chỉ dừng lại ở visual, mà phải chạm được vào nhiều tầng cảm giác. Một bó hoa mang lại nhiều trải nghiệm cùng lúc: màu sắc (visual), hương thơm (scent), cảm giác khi chạm vào giấy gói (touch), âm thanh nhẹ nhàng khi cắt bỏ dây ruy băng, thậm chí là cảm giác hồi hộp khi mở gói hoa giống như unboxing một sản phẩm xa xỉ.

Hinh anh Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp 4
Hinh anh Hoa - công cụ marketing đắt giá của thời trang cao cấp 5

Branding qua hoa không chỉ là câu chuyện tặng mà là câu chuyện thiết kế. Bao bì của hoa, khi được lồng ghép cùng các yếu tố thương hiệu như logo in nổi, ruy băng thêu tên, giấy gói đồng bộ màu sắc bộ sưu tập, có thể trở thành một “visual asset” đầy sức lan tỏa. Một bó hoa trở thành một vật phẩm truyền thông vừa cảm xúc, vừa mang tính sưu tầm.

Những case study quốc tế nổi bật

“Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton

Một đóa hoa khổng lồ, kỳ quặc và mê hoặc như thể mọc lên từ chính cơn mộng du của một rạp xiếc đương đại, đó là sân khấu mà Louis Vuitton lựa chọn cho show Xuân/Hè 2023. Được kiến tạo bởi nghệ sĩ Pháp Philippe Parreno và nhà thiết kế bối cảnh Hollywood James Chinlund.

Lấy cảm hứng từ ký ức hội chợ, những chuyến lưu diễn rong ruổi của gánh xiếc và bản chất thoáng qua của một buổi trình diễn thời trang, thứ hào nhoáng chỉ tồn tại vỏn vẹn 12 phút rồi tan biến, “monster flower” hiện ra như một sinh thể sống: vừa là sân khấu, vừa là hình ảnh phản chiếu tinh thần mà bộ sưu tập muốn gửi gắm.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 1

Đóa hoa khổng lồ có thể được xem như một cách gợi nhắc đến họa tiết monogram biểu tượng của Louis Vuitton, hoặc phản chiếu tinh thần khoa học viễn tưởng thường xuất hiện trong các phom dáng siêu thực của Ghesquière. Cấu trúc đồ sộ của đóa hoa bị ghìm chặt bằng hệ thống dây cáp, gợi nhắc đến motif xiếc: một thứ được dàn dựng kỹ lưỡng, biểu diễn hoành tráng rồi rút đi không dấu vết.

“James và tôi tham khảo nhiều hình ảnh về dây cáp và sự ràng buộc một cấu trúc. Chúng tôi nghĩ đến rạp xiếc, nơi mọi thứ được dựng lên, trình diễn và rồi tan biến để tiếp tục cuộc hành trình”, nghệ sĩ Pháp Philippe Parreno chia sẻ.
Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 2

Jacquemus & Les Fleurs de Paul

Năm 2021, Jacquemus bắt tay với tiệm hoa Les Fleurs de Paul để tạo nên một pop-up hoa giữa lòng Paris. Điều đặc biệt: các bó hoa đều được gói bằng vải thừa từ những BST cũ của Jacquemus, biến mỗi bó hoa thành một “phiên bản tái sinh” mang dấu ấn thương hiệu. Đây không chỉ là hành động mang tính bền vững, mà còn là tuyên ngôn mỹ học: thời trang và hoa có thể cùng kể một câu chuyện chung, bằng chất liệu, màu sắc và tinh thần sáng tạo.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 3
Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 4

Năm 2023, Jacquemus tiếp tục mở rộng chiến lược kể chuyện bằng hoa tại Hàn Quốc. Lần này, pop-up không chỉ là một tiệm hoa thông thường mà được tích hợp cùng quán cà phê - mô hình trải nghiệm mang đậm hơi thở Gen Z: trực quan, dễ chia sẻ và tương tác.

Những bó lisianthus trắng muốt, được gói bằng giấy in logo Jacquemus tinh tế, nhanh chóng trở thành “Instagram moment” được săn đón tại Seoul. Không cần quá nhiều lời, thương hiệu một lần nữa chứng minh khả năng truyền tải tinh thần thiết kế thông qua ngôn ngữ thị giác – nơi hoa không chỉ là vật thể, mà là chất liệu để xây dựng cảm xúc, cộng đồng và bản sắc thời trang rất riêng của Jacquemus.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 5
Nguồn: Jacquemus

Prada

Trở lại năm 2019, Prada đã tiên phong trong việc biến hoa thành ấn phẩm quảng bá. Thay vì gửi press kit hay catalogue, Prada hợp tác với các tiệm hoa nổi tiếng tại London, Paris, Tokyo, New York và nhiều thành phố lớn để giới thiệu những bó hoa đặc biệt, được gói bằng giấy in hình ảnh từ chiến dịch quảng bá bộ sưu tập Resort 2020. Người nhận không chỉ cầm trên tay một bó hoa, mà là một “phiên bản phát hành giới hạn”: sống động, có hương thơm, có xúc giác, dễ chia sẻ và lan truyền. Chiến dịch này không chỉ khẳng định sức sáng tạo của Prada trong việc vượt qua khuôn khổ truyền thống, mà còn mở ra một hướng đi truyền thông bằng vật thể đẹp, dễ viral và tăng giá trị ghi nhớ.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 6
Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 7
Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 8

CHANEL: Sự nữ tính trường tồn với thời gian qua từng cánh hoa

CHANEL không biến hoa thành chiến dịch, nhưng biến hoa thành DNA thương hiệu. Trong các boutique Chanel tại Paris, Tokyo hay Hong Kong, khách hàng dễ dàng nhận ra những đoá hoa mẫu đơn, hoa trà hoặc hoa lys trắng được sắp đặt tinh tế, khớp với bảng màu của bộ sưu tập trưng bày. Từ hoa thật đến hoa giấy trong thiết kế window display, CHANEL sử dụng hoa như một lớp ngôn ngữ thứ hai vừa trực tiếp, vừa biểu tượng.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 9

Việc chọn hoa không phải là ngẫu nhiên. Hoa trà là loài hoa yêu thích của Gabrielle Chanel, không chỉ là biểu tượng của BST trang sức cao cấp mà còn được cài cắm khéo léo trong những bộ sưu tập haute couture. Tinh thần “nữ tính vượt thời gian” của Chanel, nhờ đó, luôn được duy trì một cách tự nhiên và nhất quán.

Vì sao thời trang cần “tặng hoa”?

Tạo kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng

Trong thời đại mà thương hiệu không chỉ bán sản phẩm mà còn bán trải nghiệm, hành động “tặng hoa” chính là cử chỉ mang tính nhân bản sâu sắc. Một bó hoa được lựa chọn tinh tế, gói ghém đẹp mắt, trao đi đúng thời điểm dù là trong khuôn khổ sự kiện, chiến dịch truyền thông hay đơn giản là một món quà cá nhân không còn là một cử chỉ đẹp đơn thuần.

Đó là cách thương hiệu gửi đi một ký ức, một khoảnh khắc có thể chạm tới cảm xúc người nhận bằng ngôn ngữ không lời. Với thời trang cao cấp, nơi từng giây phút đều có thể trở thành chất liệu của cảm xúc, đôi khi, một bó hoa được trao đúng lúc còn đọng lại lâu hơn cả những thông điệp bằng lời.

A bouquet is more than a gift, it’s a memory (Tạm dịch: Một bó hoa còn hơn cả một món quà, đó là ký ức được trao đi)
Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 10

Tăng khả năng share & tạo nội dung lan truyền

Một bó hoa được gói đẹp, in logo thương hiệu, phối hợp màu sắc chuẩn tone của chiến dịch là món quà tuyệt vời cho Instagram. Trong thời đại của nội dung do người dùng tạo ra, việc tặng hoa chính là một chiến lược “earned media” cực kỳ thông minh. Người nhận sẽ chụp ảnh, đăng story, gắn thẻ thương hiệu tự nhiên, chân thật, và cảm xúc hơn bất kỳ banner quảng cáo nào. Và nếu bó hoa đó còn là phiên bản giới hạn, in hình chiến dịch hoặc mang một concept riêng? Giá trị lan tỏa lại càng nhân đôi.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 11

Mở rộng ngôn ngữ hình ảnh thương hiệu (brand visual language)

Một bó hoa chính là một không gian thị giác thu nhỏ từ tone màu, kiểu cắm, lựa chọn giấy gói, ruy băng đến lời nhắn đính kèm. Mỗi chi tiết đều có thể được thiết kế tỉ mỉ để mở rộng hệ ngôn ngữ hình ảnh của thương hiệu, giống như một “phần mở rộng” của bộ nhận diện, nhưng mềm mại và cảm xúc hơn.

Thông qua hoa, thương hiệu có thể làm mới chính mình mỗi mùa mà không nhất thiết phải ra mắt một bộ sưu tập mới. Một chiến dịch hoa có thể đóng vai trò là phần tiếp nối nhẹ nhàng cho một chiến dịch lớn, hoặc đơn giản là một cử chỉ tinh tế nhưng đầy sức nặng – dạng xa xỉ cảm xúc mà chỉ những thương hiệu có bản sắc thị giác rõ ràng và ngôn ngữ hình ảnh nhất quán mới có thể truyền tải trọn vẹn.

Hinh anh “Monster Flower” – Đóa hoa quái vật của Louis Vuitton 12
TÀI TRỢ

Bài viết liên quan

TÀI TRỢ